Thông báo: Thay đổi website lop5c.com sang lop5c.tk

Share
 

 [Bài tập] Hình thức pháp luật

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Bài tập] Hình thức pháp luật Empty
Bài gửiTiêu đề: [Bài tập] Hình thức pháp luật   [Bài tập] Hình thức pháp luật Empty28/02/16, 11:30 pm

[Bài tập] Hình thức pháp luật
[Bài tập] Hình thức pháp luật 2i95iwz

TTCT – Năm 1987 tòa phúc thẩm của Anh (Court of Appeal) xử vụ bà Attia kiện Công ty Cung cấp gas Anh (British Gas). Nội dung vụ kiện như sau:
Bà Attia gọi người của công ty cung cấp gas đến lắp hệ thống sưởi ấm cho nhà bà, nhưng trong lúc làm việc, do sơ ý, họ để lửa bén vào gác xép.
Khi đội cứu hỏa đến, lửa đã lan khắp nhà, và bốn tiếng sau ngọn lửa thiêu rụi toàn bộ ngôi nhà cùng tài sản trong đó. Bà Attia đệ đơn lên tòa với hai khoản kiện: một là: đòi bồi thường thiệt hại ngôi nhà và tài sản; hai là đòi bồi thường thiệt hại do bị sốc về tinh thần khi phải chứng kiến ngôi nhà của mình bị thiêu rụi.
Công ty cung cấp gas đồng ý bồi thường thiệt hại về tài sản, nhưng từ chối bồi thường cho cú sốc tinh thần.Tòa sơ thẩm cũng đồng ý với lập luận của bị đơn và bác khoản kiện thứ hai của bà.Bà Attia kiện tiếp lên tòa phúc thẩm của Anh.Tòa này đã chấp thuận khoản kiện của bà và buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại cho cú sốc của bà.
Theo truyền thống xét xử của Anh, tòa phúc thẩm khi xử vụ này đã dựa trên quyết định của vụ MacLoughlin kiện O’Brian do Viện Nguyên lão Anh (House of Lords) xét xử. Trong vụ MacLoughlin kiện O’Brian, O’Brian là tài xế xe tải, do sơ ý đã đụng phải chiếc xe hơi do ông MacLoughlin lái chở ba người con.
Ông MacLoughlin và hai người con bị thương nặng, người con thứ ba chết ngay. Bà MacLoughlin đã kiện O’Brian phải bồi thường thiệt hại do bà bị sốc khi nghe tin dữ, sau đó càng sốc hơn khi thấy một đứa con chết, tình cảnh chồng và hai đứa con khác bị thương nặng đang đau đớn, kêu la. Tòa sơ thẩm và tòa phúc thẩm đều bác đơn kiện của bà, nhưng Viện Nguyên lão đã chấp thuận, buộc bị đơn phải bồi thường cho bà.

Câu hỏi:
1- Trong hai vụ kiện nêu trên, vụ nào trở thành án lệ? Tại sao?
2- Theo anh chị, tình tiết nào trong 2 vụ kiện khác nhau trên đây lại có thể giải quyết giống nhau.

Giải thích

Câu trả lời nằm ở hai chữ “house” và “home”. Cả hai đều nghĩa là nhà. Nhưng khi mô tả về sự việc ngôi nhà bị cháy, tòa phúc thẩm dùng từ “house”, có thể dịch là ngôi nhà. Còn khi nói về mối quan hệ giữa bà Attia và ngôi nhà của bà, tòa lại dùng từ “home”, có thể dịch là tổ ấm. Trong tiếng Anh, house - ngôi nhà để chỉ gạch, ngói, gỗ..., những thứ vật chất đã dựng nên nền, tường, mái để con người chui ra chui vào tránh mưa, tránh nắng, tránh thú dữ...

Còn khi nói đến home - tổ ấm, từ xa xưa người Anh nghĩ đến cái gì đấy khác, lớn lao hơn, thiêng liêng hơn. Bởi vậy, khi bất lực chứng kiến tổ ấm bị thiêu rụi dần dần trong ngọn lửa, bà Attia cảm thấy như bà đang bị mất đi cái gì đấy thân thương, yêu quí nhất, như mất đi người thân của mình mà mình lại không có cách gì cứu được. Đấy là lý do tại sao tòa phúc thẩm lại dựa vào quyết định của Viện Nguyên lão để xử vụ kiện này.

Thấy gì qua câu chuyện này? Trước hết, đó là chuyện văn hóa với pháp luật. Để hiểu pháp luật, nhiều khi phải vận dụng cả những vùng tri thức khác, trong trường hợp này là văn hóa, văn hóa Anh nói chung và văn hóa pháp lý Anh nói riêng. Những thẩm phán trong vụ Attia có một vốn văn hóa thật dày, thật minh triết. Và họ đã biết cách dùng cái vốn ấy một cách uyển chuyển vào việc xét xử, chứ không chỉ máy móc dựa trên pháp luật về bồi thường (torts) và về tài sản (property).

Người Anh luôn luôn tự nhủ nhà ta là pháo đài của ta. Trong lịch sử pháp luật Anh, không ít lần thẩm phán Anh đã bảo vệ tính chất thiêng liêng, bất khả xâm phạm của ngôi nhà - tổ ấm. Năm 1606, thẩm phán Anh trong một vụ án đã tuyên bố gió hay mưa có thể lọt vào nhà, nhưng vua cũng không được vào nhà thường dân nếu chưa được chủ nhà cho phép.

Nói tóm lại, “home” là một cái gì đó thật đặc biệt tại chốn pháp đình xứ sở sương mù. Bởi vậy, lịch sử pháp luật Anh là một lý lẽ nữa để giải thích tại sao tòa phúc thẩm lại dựa vào vụ MacLoughlin để xử cho bà Attia thắng kiện. Như vậy, đây không còn là chuyện ngôi nhà nữa. Đây đã là niềm tin mà pháp luật cố gắng tạo ra ở người dân đối với pháp luật.

Cuối cùng, khi nói đến pháp luật, tiếng Việt chúng ta có cụm từ “nghiêm minh” - pháp luật nghiêm minh. “Minh” có thể hiểu là “minh bạch”; hiểu như thế cũng được, nhất là hiện nay chúng ta đang muốn pháp luật minh bạch hơn. Nhưng tôi nghiêng về “minh triết” nhiều hơn. Pháp luật không những cần nghiêm khắc, tội nào (trong luật hình sự), lỗi nào (trong luật dân sự) ra tội ấy, lỗi ấy; tội mức nào, lỗi mức nào thì chịu xử mức ấy.

Nhưng pháp luật còn cần phải minh triết nữa. Minh triết quan tâm đến tổng thể, nhờ cách nhìn nhận tổng thể mà minh triết nhạy cảm hơn với những bất trắc, những sự khôn lường trong tồn tại... Trong vụ kiện nói trên, có lẽ ông thẩm phán nhìn vào vụ kiện từ một tầm tổng thể hơn tầm của pháp luật về bồi thường thiệt hại và pháp luật tài sản của Anh.

Nghĩa là minh triết đã giúp pháp luật soi rọi vào những ngóc ngách, những góc khuất của cuộc đời muôn hình vạn trạng, làm cho con đường đến với công lý bớt nhọc nhằn và bớt xa xôi hơn nhiều lần.

NGUYÊN LÂM
nguồn http://chuyentrang.tuoitre.vn/Vieclam/Index.aspx?ArticleID=142547&ChannelID=6
Về Đầu Trang Go down
 
[Bài tập] Hình thức pháp luật
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Bài tập] Xác định các bộ phận cấu thành của quy phạm pháp luật
» [Tài liệu] Lý luận về Pháp luật
» [Tài liệu] Ôn thi môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
» [Bài tập] Nhận đinh đúng sai (Luật Hiến pháp)
» [Tài liệu] Pháp luật về chủ thể kinh doanh (up bài tập cô gửi lớp 26/5/16)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 5C VB2  :: Bài tập-
Chuyển đến