Thông báo: Thay đổi website lop5c.com sang lop5c.tk

Share
 

 [Tham khảo] Luật sư và Luật gia

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Tham khảo] Luật sư và Luật gia Empty
Bài gửiTiêu đề: [Tham khảo] Luật sư và Luật gia   [Tham khảo] Luật sư và Luật gia Empty07/05/16, 10:51 am

Để đáp ứng nhu cầu của người dân về cung cấp dịch vụ pháp lý, hiện nay các dịch vụ pháp lý phát triển khá mạnh, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn, trong đó địa chỉ thường được người dân nghĩ đến khi có vụ việc là các Văn phòng luật sư, Công ty luật. Bên cạnh đó còn có các Trung tâm trợ giúp pháp lý do Nhà nước thành lập, tư vấn hỗ trợ pháp lý miễn phí cho các đối tượng chính sách người nghèo. Ngoài ra còn có các Trung tâm tư vấn pháp luật, chủ yếu là của Hội Luật gia đứng ra thành lập

Khi tới các địa chỉ cung cấp dịch vụ pháp lý nêu trên khách hàng thường được giới thiệu để gặp gỡ với các Luật sư hoặc Luật gia để tư vấn, giúp họ giải quyết vụ việc. Chính vì vậy rất nhiều người thắc mắc về hai chức danh này, họ giống và khác nhau như thế nào?

Về điểm giống nhau thì Luật sư và Luật gia đều là những người có công việc liên quan tới lĩnh vực pháp luật. Còn sự khác nhau, trong phạm vi bài viết này chúng ta sẽ so sánh trong các nội dung cơ bản dưới đây để giải đáp phần nào thắc mắc cho những ai quan tâm đến vấn đề này.

1. Về điều kiện trở thành Luật sư, Luật gia

- Đối với Luật sư: Theo quy định của Luật luật sư thì: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng Cử nhân luật, đã được đào tạo nghề Luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề Luật sư thì có thể trở thành Luật sư.

Như vậy để trở thành Luật sư, công dân Việt Nam ngoài điều kiện vể phẩm chất đạo đức, sức khoẻ cần phải trải qua quá trình như sau:

Thứ nhất, người đó phải là người có Bằng cử nhân luật và Chứng nhận tốt nghiệp khóa đào tạo nghề Luật sư do Học viện tư pháp thuộc Bộ tư pháp cấp, thời gian đào tạo khóa học này là 06 tháng.

Thứ hai, người đó phải đăng ký tập sự hành nghề luật sư tại Đoàn luật sư trong thời gian 18 tháng.

Thứ ba, người tập sự hành nghề Luật sư phải trải qua kỳ thi Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư do Bộ Tư pháp tổ chức. Nếu đạt kết quả sẽ được Bộ tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề Luật sư, sau đó có thể xin gia nhập làm thành viên của bất kỳ một đoàn luật sư nào trên toàn quốc, được cấp Thẻ luật sư. Thẻ luật sư có giá trị pháp lý, là điều kiện bắt buộc phải có khi đăng ký hành nghề và tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính.

- Đối với Luật gia: Theo quy định của Điều lệ Hội luật gia Việt Nam thì: Công dân Việt Nam có phẩm chất đạo đức tốt, đã hoặc đang làm công tác pháp luật trong cơ quan, tổ chức Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức văn hoá, tổ chức giáo dục, đơn vị vũ trang nhân dân với thời gian từ ba năm trở lên, tán thành điều lệ Hội đều có thể được gia nhập Hội. Công dân Việt Nam không có điều kiện hoặc không đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hội, tán thành Điều lệ Hội, có công đóng góp cho Hội và tự nguyện xin vào Hội có thể được công nhận là Hội viên danh dự.

Như vậy bất kỳ cá nhân nào đã, đang làm công tác pháp luật trong các cơ quan tổ chức và đáp ứng các tiêu chí của điều lệ hội thì đều có thể trở thành Luật gia, thậm chí không có điều kiện này người đó vẫn có cơ hội trở thành hội viên danh dự, được cấp thẻ hội viên Hội luật gia. Thẻ hội viên Hội luật gia chỉ là chứng nhận của Hội đối với thành viên của mình.

Do đó điểm khác biệt chính giữa Luật sư và Luật gia trong nội dung này là:

- Luật gia có thể là người hiện đang làm cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, còn Luật sư thì không.

- Luật sư có thể là Luật gia nếu xin gia nhập Hội luật gia, nhưng Luật gia thì chưa hẳn đã là Luật sư, nếu muốn phải trải qua quá trình đào tạo như trên, trừ các trường hợp đặc biệt được miễn theo quy định của Luật luật sư.

2.Về tổ chức tham gia :

- Đối với luật sư: Đoàn luật sư là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Luật sư, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải kinh phí bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và các nguồn thu hợp pháp khác.

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có một Đoàn luật sư, các Đoàn luật sư trên toàn quốc thuộc Liên đoàn luật sư Việt Nam.

- Đối với luật gia: Hội luật gia là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp của Luật gia do các Luật gia tự nguyện tham gia, nguồn thu tài chính của Hội từ: Hội phí; Kinh phí do Nhà nước cấp và hỗ trợ theo quy định; Các khoản thu khác do hoạt động của Hội mang lại; Các khoản tặng, tài trợ của cá nhân, tổ chức...

Hội Luật gia được tổ chức từ Trung ương đến cơ sở bao gồm: Hội Luật gia Việt Nam; Hội Luật gia cấp tỉnh; Hội Luật gia cấp huyện; Chi hội Luật gia cơ sở.

Như vậy có thể thấy rõ sự khác biệt về tổ chức tham gia của Luật sư và Luật gia là: Tổ chức tham gia của Luật sư là Đoàn luật sư hoạt động trên nguyên tắc tự trang trải kinh phí, còn của Hội luật gia là do Nhà nước cấp hoặc hỗ trợ kinh phí hoạt động, chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Nhà nước.  

3. Về  quyền và nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp

- Đối với luật sư: Luật sư sau khi có chứng chỉ hành nghề có thể chủ động đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân, mở Văn phòng luật sư , Công ty luật (TNHH, hợp danh) để hoạt động trong và ngoài nước hoặc làm việc theo dạng hợp đồng lao động cho các cơ quan, tổ chức;

Luật sư là chủ thể được tham gia tố tụng trong các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật cho khách hàng với tư cách Luật sư. Được thỏa thuận thù lao với khách hàng trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý (trừ vụ án hình sự phải theo quy định của Nhà nước);

Luật sư được khuyến khích đăng ký trợ giúp pháp lý không thu thù lao hoặc làm cộng tác viên với Trung tâm trợ giúp pháp lý, Trung tâm tư vấn pháp luật

Do hoạt động của Luật sư tuân theo Luật luật sư nên họ có quyền chủ động, độc lập trong hoạt động nghề nghiệp của mình, tuy nhiên cũng bị ràng buộc bởi rất nhiều quy định về nghĩa vụ và những việc không được làm. Ngoài ra do đặc thù nghề nghiệp, Luật sư còn phải tuân thủ các Quy tắc đạo đức nghề nghiệp luật sư của Bộ tư pháp, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư nơi gia nhập, do đó khi giao kết hợp đồng dịch vụ pháp lý với Luật sư khách hàng có thể yên tâm hơn vì có rất nhiều nghĩa vụ của Luật sư đối với khách hàng đã được quy định trong đó. Trường hợp tuy không được cam kết trong hợp đồng dịch vụ với khách hàng nhưng khi thực hiện Luật sư vi phạm thì khách hàng có thể khiếu nại hoặc khởi kiện Luật sư bồi thường. Ví dụ theo quy định thì Luật sư phải có nghĩa vụ giữ bí mật thông tin của khách hàng, như vậy mặc dù  trong hợp đồng dịch vụ pháp lý khách hàng không ghi điều khoản này nhưng luật sư cũng không được tiết lộ thông tin của khách hàng trong và sau khi kết thúc công việc.

Luật sư hoạt động độc lập, tự chịu trách nhiệm trong hành nghề, trong đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại vật chất mà Luật sư gây ra cho khách hàng; trách nhiệm vật chất của Luật sư là trách nhiệm vô hạn ( trừ trường hợp Luật sư đăng ký hoạt động theo hình thức Công ty Luật TNHH).

- Đối với Luật gia: Luật gia là tên gọi khi tham gia làm Hội viên Hội luật gia. Luật gia không có chứng chỉ hành nghề, ngoài công việc chính tại các cơ quan, tổ chức họ có thể tham gia hoạt động nghề nghiệp tại Trung tâm trợ giúp pháp lý với vai trò cộng tác viên hoặc là tư vấn viên, cộng tác viên tại các Trung tâm tư vấn pháp luật. Việc hoạt động nghề nghiệp này của Luật gia tuân theo Luật trợ giúp pháp lý và Nghị định của Chính phủ về hoạt động tư vấn pháp luật.

Luật gia chỉ được tham gia tố tụng trong vụ án hình sự, dân sự, hành chính, cung cấp dịch vụ pháp lý, tư vấn pháp luật theo sự phân công của Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật với tư cách là Bào chữa viên nhân dân, Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên Trợ giúp pháp lý hoặc Tư vấn viên pháp luật;

Luật gia không được thực hiện dịch vụ pháp lý có thu thù lao với tư cách cá nhân. Mọi hoạt động của Luật gia phải thông qua nơi cộng tác hoặc tham gia là Trung tâm trợ giúp pháp lý hoặc Trung tâm tư vấn pháp luật của Hội luật gia. Vì vậy trường hợp những Hội viên mang danh nghĩa Luật gia để tự ý thực hiện các dịch vụ pháp lý với khách hàng mà không thông qua Trung tâm là không đúng với quy định, có thể ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của Hội luật gia.

Việc thu thù lao và mức thu thù lao của các Trung tâm tư vấn pháp luật do cơ quan chủ quản quyết định.  Luật gia khi thực hiện công việc do Trung tâm phân công thì được hưởng bồi dưỡng và chi phí hành chính theo quy định của pháp luật do Trung tâm chi trả, chịu trách nhiệm công việc trước Trung tâm.

Như vậy qua các nội dung trên, chúng ta có thể thấy rõ sự khác nhau giữa Luật sư và Luật gia, đặc biệt là trong  lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp của Luật sư và Luật gia. Luật sư hoàn toàn có quyền chủ động trong hoạt động nghề nghịêp của mình với tư cách Luật sư còn Luật gia phụ thuộc vào sự phân công của Trung tâm nơi mình là cộng tác viên hoặc tham gia là tư vấn viên pháp luật. Chúng ta có thể nói Luật sư là một nghề, còn Luật gia là hoạt động chính trị - xã hội mang tính tự nguyện, kiêm nhiệm của tất cả những ai có hiểu biết nhất định về pháp luật và sinh hoạt trong tổ chức Hội luật gia.

Luật sư Phạm Quốc Doanh - VPLS Khang Chính
Về Đầu Trang Go down
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Tham khảo] Luật sư và Luật gia Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Tham khảo] Luật sư và Luật gia   [Tham khảo] Luật sư và Luật gia Empty07/05/16, 10:57 am

Đọc bài này thấy ghi Luật gia nên tìm hiểu thử sẵn share cho ai cần
http://vnexpress.net/tin-tuc/phap-luat/me-con-nu-viet-kieu-phai-tra-thuong-cho-luat-gia-55-ty-dong-3398614.html
Về Đầu Trang Go down
 
[Tham khảo] Luật sư và Luật gia
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Tham khảo] Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
» [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả
» [Tham khảo] Hai quyển sách bàn về Khế ước xã hội và Tinh thần pháp luật
» [Tham khảo] Các hệ thống pháp luật trên thế giới
» [Tham khảo] Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Hành chính

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 5C VB2  :: Tham khảo-
Chuyển đến