Thông báo: Thay đổi website lop5c.com sang lop5c.tk

Share
 

 [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16)

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty
Bài gửiTiêu đề: [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16)   [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty31/05/16, 11:07 am

Tài liệu: 
- Bài giảng về Tài sản và Thừa kế của thầy Phát gửi lớp
http://www.mediafire.com/download/lrkacwn8dg2hw09/LuatDanSu-ThayPhat.zip


- Bài giảng tham khảo do 1 bạn học có email binhevnspc@gmail.com gửi lớp
http://www.mediafire.com/download/emw778vvgy3fee3/bai_giang_luat_dan_su_viet_nam_ts_doan_thi_phuong_diep.pdf

Môn học: Những vấn đề chung về Luật dân sự, tài sản, quyền sở hữu và thừa kế

Thời lượng: 60 tiết - 16 buổi - 12/5/2016- 07/5/2016

Kiểm tra:
- Giữa kỳ ngày: Ngày 31/5/2016 và ngày 07/6/2016
- Cuối kỳ ngày 26/6/2016

Giảng viên: thầy Nguyễn Nhật Thanh
Liên lạc: nnthanh@hcmulaw.edu.vn
Điện thoại: 0912425726


Giảng viên: thầy Lê Hà Huy Phát
Liên lạc: lhhuyphat@hcmulaw.edu.vn
Điện thoại: 0909353385

Khoa: Luật Dân sự
[Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) 293yqzc
Về Đầu Trang Go down
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16)   [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty02/06/16, 11:29 pm

up bài giảng về Tài sản và Thừa kế của thầy Phát gửi lớp
tài liệu sẽ được in ra phát theo danh sách quỹ lớp
http://www.mediafire.com/download/lrkacwn8dg2hw09/LuatDanSu-ThayPhat.zip
Về Đầu Trang Go down
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16)   [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty15/06/16, 04:21 pm

Chia Thừa kế
>- Ai chết trước chia trước -<
Bước 1: Xác định di sản
Bước 2: Xem xét có di chúc không, nếu có di chúc thì chia theo di chúc, nếu ko thì chia theo Pháp luật.
Bước 3: Chia theo di chúc (có phần nào của di chúc vô hiệu hay k, nếu có thì phần đó chia theo PL + phần di sản nào k được định đoạt trong di chúc phải chia theo PL)
Bước 4: Xem xét Điều 669, nếu cần áp dụng thì tính 2/3 1 suất theo pháp luật và cắt giảm từ những người đã hưởng DS thừa kế (vấn đề này có nhiều quan điểm nhé do luật không quy định cụ thể)
Bước 5: Kết luận

Sơ đồ liên quan đến trường hợp Kiện Đòi Tài sản
[Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) 2v9rxjc
Về Đầu Trang Go down
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16)   [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty15/06/16, 09:22 pm

A có vợ là B, có các con là C, D, E. Cha mẹ ông A là M, N. C có vợ là H và có con là X, Y. Tài sản chung của A và B là ngôi nhà trị giá 620 triệu đồng. Tài sản riêng của C là 250 triệu đồng. Năm 2005, A lập di chúc định đoạt toàn bộ tài sản của mình (cụ thể di sản của A trị giá = ½ ngôi nhà, tức là 310 triệu đồng) cho bạn gái là T hưởng 100 triệu đồng; cho cha mẹ là cụ M, và cụ N hưởng 120 triệu đồng; cho các con C, D, E hưởng 90 triệu đồng. Năm 2006, C bị bệnh chết. Năm 2007, A chết. Cho đến lúc chết, A không sửa di chúc. Các cụ M, N từ chối hưởng di sản của A.
Trường hợp này, chúng ta không thể chia thừa kế bắt buộc của B trước khi chia thừa kế theo nguyên tắc chung, bởi thực tế chưa thể xác định được phần di sản mà bà B được hưởng từ A là bao nhiêu, đã đủ giá trị một suất thừa kế bắt buộc hay chưa. Nếu chia thừa kế bắt buộc cho bà B trước thì cũng sẽ không biết được ai được nhận bao nhiêu di sản từ A và ai bị trích để bù cho suất thừa kế bắt buộc của B. Cách chia thừa kế trong trường hợp này là chia lần lượt từng bước, đúng các trình tự cần thiết. Cụ thể:
(I) Chia thừa kế của C (vì C chết trước A và C có để lại di sản, nên phải chia thừa kế của C trước).
1. C chết không để lại di chúc, nên di sản của C được chia theo pháp luật. Trị giá phần di sản này là 250 triệu đồng.
2. Người thừa kế theo pháp luật của C là A, B, H, X, Y. Ta có:
A = B = H = X = Y = 250 triệu : 5 = 50 triệu (đồng)/người.
Như vậy, ông A đã được hưởng di sản từ C, nên di sản của ông A sẽ tăng lên tương ứng là 50 triệu đồng.
(II) Chia thừa kế của A:
1. Thực hiện di chúc của A. Ta có: bà T được hưởng 100 triệu (đồng); các cụ M, N được hưởng 120 triệu (đồng), tức mỗi cụ được 60 triệu (đồng); C = D = E = 90 triệu : 3 = 30 triệu (đồng)/người.
2. Do các cụ M, N từ chối hưởng di sản; C chết trước A, nên phần nội dung di chúc liên quan tới những người kể trên bị ‘thất hiệu’. Các phần di sản mà những người thừa kế nói trên được hưởng sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật của A. Trị giá của phần di sản còn lại của A là 120 triệu + 30 triệu = 150 triệu (đồng). Ngoài ra, khi C chết trước A, nên A nhận được di sản từ C là: 50 triệu (đồng), nên tổng số di sản còn lại của A là 150 triệu + 50 triệu = 200 triệu đồng.
Người thừa kế theo pháp luật của A được hưởng thừa kế trong phạm vi phần di sản này là: B = C (do X + Y thế vị) = D = E = 200 triệu : 4 = 50 triệu (đồng). Trong đó, X = Y = 50 triệu : 2 = 25 triệu (đồng)/người.
3. Theo qui định tại Điều 669 BLDS 2005, bà B được hưởng thừa kế bắt buộc. Các cụ M, N đáng lẽ cũng được hưởng thừa kế bắt buộc, nhưng do các cụ đã từ chối nhận di sản thừa kế của ông A, nên không phải chia thừa kế bắt buộc cho các cụ nữa. Vậy bà B được hưởng suất thừa kế bắt buộc = 2/3 suất TKTPL.
Giả sử toàn bộ di sản của ông được chia theo pháp luật, ta có: người thừa kế hợp pháp của A là 4 nhân suất: B, C (do X, Y thế vị), D, E.   Các cụ M, N từ chối di sản, nên không phải đưa vào diện được hưởng thừa kế theo pháp luật đối với di sản của A. Di sản của A là: 310 triệu + 50 triệu = 360 triệu (đồng). Như vậy:
Một suất TKTPL = B = (X + Y) = D = E = 360 triệu : 4 = 90 triệu (đồng).
B = 2/3 x 90 triệu = 60 triệu (đồng).
4. Thực tế bà B mới chỉ được hưởng 50 triệu đồng, nên còn thiếu 10 triệu đồng. Phần này được trích từ những người thừa kế khác để bù cho bà B hưởng đủ 60 triệu đồng.
5. Cách trích và tỷ lệ cần trích: nghiên cứu ở phần sau
Xác định giá trị của một suất thừa kế bắt buộc
- Bước 1: Xác định giá trị một suất thừa kế theo pháp luật: Để có thể tính được giá trị của một suất thừa kế bắt buộc là bao nhiêu, người ta cần phải xác định đúng giá trị của một suất thừa kế theo pháp luật. Muốn vậy, chúng ta cần giả sử là toàn bộ di sản của người chết được chia theo pháp luật. Theo đó, cần phải xác định được hai thành tố quan trọng để tính một suất thừa kế theo pháp luật:
(i) tổng giá trị di sản do người chết để lại;
(ii) số người thừa kế hợp pháp của người chết, theo qui định của pháp luật ở hàng thừa kế thứ nhất.
Sau đó, lấy toàn bộ di sản chia cho số người thừa kế hàng thứ nhất, thì sẽ xác định được giá trị của một suất thừa kế theo pháp luật. Từ đó, tính được giá trị của một suất thừa kế bắt buộc.
Ví dụ: Ông A có vợ là B, và có 3 người con là C, D, E đều đã thành niên. Ông A có tài sản riêng là 360 triệu đồng. Trước khi chết, ông A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho M. Vậy, ta xác định B là người được hưởng thừa kế bắt buộc. Gia sử di sản của A được chia theo pháp luật, ta có: người thừa kế của A là 4 (B, C, D, E) và tổng di sản của A là 360 triệu (đồng). Vậy, mỗi suất thừa kế theo pháp luật là 360 triệu đồng/ 4 người = 90 triệu (đồng)/ người.
- Bước 2: Xác định giá trị một suất thừa kế bắt buộc bằng 2/3 giá trị của một suất thừa kế theo pháp luật. Do đó, khi đã xác định được giá trị của một nhân suất thừa kế theo pháp luật là bao nhiêu, thì ta có thể dễ dàng xác định được giá trị của một suất thừa kế bắt buộc, bằng cách nhân giá trị của suất thừa kế đó với 2/3.
Ví dụ: trong tình huống nêu trên, chúng ta đã xác định được giá trị một suất thừa kế theo pháp luật là 90 triệu đồng. Do đó, bà B được hưởng một suất thừa kế bắt buộc trị giá = 2/3 suất thừa kế theo pháp luật, tức bằng 2/3 x 90 triệu đồng = 60 triệu đồng. Di sản mà M còn được hưởng theo di chúc do A để lại là 360 triệu đồng – 60 triệu đồng = 300 triệu đồng.
Ở đây, chúng ta thấy, người lập di chúc không truất quyền thừa kế của bà B, nên bà B được coi là một nhân suất thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp người để lại di sản truất quyền thừa kế của người thuộc diện thừa kế bắt buộc, và có nói rõ điều này trong di chúc, thì người bị truất quyền thừa kế sẽ không được hưởng di sản của người để lại di sản thừa kế, cho dù di sản đó được chia theo di chúc hay theo pháp luật. Nhưng khi tính một suất thừa kế bắt buộc, người ta không thể không đưa người bị truất quyền hưởng di sản vào diện thừa kế theo pháp luật, để tính giá trị kỷ phần di sản mà mỗi nhân suất thừa kế theo pháp luật được hưởng.
Ví dụ: Ông A có vợ là B, và có 3 người con là C, D, E đều đã thành niên. Ông A có tài sản riêng là 360 triệu đồng. Trước khi chết, ông A lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho C, D, E và M hưởng toàn bộ di sản, đồng thời truất quyền thừa kế của bà B. Nhưng bà M đã từ chối quyền hưởng di sản của ông A bằng văn bản hợp lệ.
Cách chia thừa kế trong trường hợp này như sau:
1. Thực hiện di chúc, bà M, C, D, E mỗi người được hưởng ¼ di sản của A, tức: M = C = D = E = 360 triệu : 4 = 90 triệu (đồng).
2. Do M từ chối hưởng di sản, nên di chúc của A vô hiệu một phần. 90 triệu M từ chối nhận sẽ được chia đều cho những người thừa kế theo pháp luật của A. B đã bị A truất quyền thừa kế nên không được hưởng thừa kế theo pháp luật của A đối với phần này. Vậy, những người được hưởng theo pháp luật phần di sản còn lại của A là: C = D = E = 90 triệu : 3 = 30 triệu (đồng).
3. Theo Điều 669, B được hưởng di sản bắt buộc. Giả sử di sản của A được chia theo pháp luật, ta có người thừa kế theo pháp luật là 4 người: B, C, D, E. Vậy nếu toàn bộ di sản được chia theo pháp luật, ta được 1 suất thừa kế theo pháp luật là 360 triệu : 4 = 90 triệu (đồng). Vậy, B được hưởng một suất bắt buộc là 2/3 x 90 triệu = 60 triệu (đồng). Di sản sau khi trừ phần thừa kế bắt buộc của B, còn lại: 360 triệu – 60 triệu = 300 triệu, được chia đều cho C, D, E - mỗi người được hưởng 100 triệu (đồng).
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




[Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16)   [Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16) Empty

Về Đầu Trang Go down
 
[Tài liệu] Luật Dân sự (cập nhật ngày 15/6/16)
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Tài liệu] Luật Hiến pháp
» [Tài liệu] Lý luận về Pháp luật
» [Tài liệu] Pháp luật về chủ thể kinh doanh (up bài tập cô gửi lớp 26/5/16)
» [Tài liệu] Ôn thi môn Lý luận Nhà nước và Pháp luật
» [Tài liệu] Luật Hành chính (Học phần 1)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 5C VB2  :: Tài liệu-
Chuyển đến