Thông báo: Thay đổi website lop5c.com sang lop5c.tk

Share
 

 [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty
Bài gửiTiêu đề: [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả   [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty05/03/16, 11:20 pm

Phương pháp học Luật hiệu quả
[Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Ay14ev

Ngành Luật là một ngành cao quý trong xã hội, đặc biệt là trong thời buổi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới. Hơn ai hết những sinh viên Luật đang rất băn khoăn lo lắng không biết làm thế nào để tranh bị cho mình kiến thức luật thật vững chắc để tự tin bước vào đời.

Trên thực tế khi tiếp xúc với nhiều sinh viên, cô Nguyễn Thanh Minh- giảng viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh cho biết: Nhiều sinh viên đến năm 3 rồi mà còn lúng túng, không biết học như nào? Học thuộc bài ư? Không thể thuộc nổi vì Luật, Nghị định thay đổi liên tục, nhiều khi chưa học xong hết 1 học phần đã bắt đầu thấy có văn bản mới.

Trên cơ sở đó, Minh Luật có trao đổi và được Thạc sỹ, Giảng viên Nguyễn Thanh Minh cho biết phương pháp học Luật của cô như sau:

Trước hết, cần nắm được những khái niệm cơ bản của từng môn học. Ví như môn Lý luận nhà nước cần phải nắm được những khái niệm cơ bản như qui phạm pháp luật, chế định luật, ngành luật… Hoặc như môn Luật Hiến pháp cần biết Hiến pháp là gì, ngành luật Hiến pháp, khoa học Luật Hiến pháp… Khi đi chấm thi tốt nghiệp, cô Minh cho biết nhiều khi cả tổ “cười ra nước mắt” vì sinh viên ghi “ Hiến pháp thành Hiếp pháp”, “ Viện kiểm sát thành Viện kiểm soát”.

Song song với việc nắm được khái niệm cơ bản thì các bạn sinh viên nên tóm tắt lại nội dung của toàn bộ môn học để biết được chương trình môn đó gồm những bài nào? Việc nắm bắt được số luợng bài và số mục trong bài rất quan trọng. Khi khi nắm được số lượng bài và số mục trong bài, chúng ta sẽ nhớ được môn học đó gồm những nội dung gì, khi cần tìm thì tìm ở đâu và đương nhiên nhớ tên bài và tên mục trong bài trước sẽ dễ hơn là học ngay từng bài một.

Ví dụ: đối với môn Hiến pháp, chúng ta có thể nhớ ngay được môn này gồm 2 học phần:

+ Những vấn đề cơ bản của Hiến pháp và;

+ Bộ máy nhà nước.

Trong từng học phần, chúng ta lại xem xem có bao nhiêu bài. Mỗi bài có những mục gì để thấy được tổng thể của môn học rồi mới bắt đầu học. Như vậy, chúng ta học từ khái quát đến cụ thể. Học cụ thể bằng cách so sánh, phân tích, tổng hợp….

Để nhớ được những nội dung môn học cô Minh chủ yếu vẽ sơ đồ nhánh. Những nhánh cơ bản chính là tên bài học, nhánh thứ 2 là tên bài học, nhánh thứ 3 là tên các mục trong bài và cứ tiếp tục triển khai nhánh ra tiếp.

Thứ hai, khi học từng môn Luật, sinh viên cần tìm ra nội dung chính của môn đó là gì. Đối với Luật Hiến pháp, sinh viên không thể quên được hai vấn đề là : Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân và Quyền lực Nhà nước. Và khi nắm được mấu chốt của vấn đề rồi thì chúng ta sẽ xác định được học cái gì để hiểu. Ví dụ: đối với vấn đề quyền lực nhà nước, chúng ta cần biết vị trí pháp lý của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nhiệm vụ quyền hạn của các cơ quan, cách thức thành lập của các cơ quan…để biết quyền lực nhà nước được xác định như thế nào?

Nói tóm lại, khi nắm được tinh thần của môn đó chúng ta sẽ đưa ra được chiến lược học phù hợp. Đối với các môn có bài tập như dân sự, hình sự, kinh tế, thương mại… sau khi nắm được lý thuyết, các bạn nên mở phần bản án đã xử rồi để xem. Ví dụ: Khi học đến ly hôn, các bạn hãy mở vài bản án ly hôn ra xem và giải thử xem quan điểm của mình và các thẩm phán như nào, có trùng hợp không. Nếu không giải được, mình phải xem lại xem mình hổng lý thuyết phần nào để ôn lại.

Theo http://tuyensinh.khaigiang.vn
Về Đầu Trang Go down
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả   [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty05/03/16, 11:23 pm

10 Điều cần biết dành cho tân sinh viên Luật
[Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Rs90mu

1. HỌC LUẬT, PHẢI XUẤT PHÁT TỪ YÊU THÍCH VÀ ĐAM MÊ!
Cũng như tất cả các lĩnh vực khác, nếu yêu thích và đam mê, bạn sẽ quyết tâm đeo đuổi nó, học luật cũng vậy! Đừng vì suy nghĩ theo kiểu: "Gia đình mình có nhiều người làm luật nên theo học luật?", "Ba/Mẹ mình muốn mình học luật nên mình học luật", "Thấy bạn bè học luật nên mình học luật",... rồi chọn đại luật. Nếu vì điều đó, hãy cố gắng biến nó thành đam mê, để bạn thật sự yêu thích và gắn bó với nó. Còn không, hãy cân nhắc và thay đổi quyết định!

2. HỌC LUẬT RẤT KHÓ, VÌ PHẢI HỌC THUỘC LÒNG?
Nhiều người nghĩ học luật là phải thuộc chi tiết từng điều khoản, nên đâm ngán. Điều này không hoàn toàn sai. Nhưng sẽ có không nhiều những người có trí nhớ tuyệt vời để nhớ hết tất cả. Đầu chúng ta, còn phải chứa nhiều thứ trong đó lắm, nên lúc nào cần chính xác từng ngôn từ, có rất nhiều công cụ để hỗ trợ làm việc đó. Với mình, học luật là học cách tư duy, hiểu và phân tích vấn đề. Làm sao để tiếp cận một vụ việc nào đó, có thể biết hướng giải quyết cơ bản; đọc một điều luật nào đó, có thể hiểu nội dung, có thể nói là thành công. Tất nhiên, bạn có thể thích quy định nào đó và thuộc làu làu, cũng tốt. Chẳng hạn nhớ các trường hợp điều khiển phương tiện giao thông khi vi phạm thì bị phạt như thế nào, để còn "hùng biện" với mấy "anh áo vàng" khi bị thổi lại. Ngày trước, mình đi học, thuộc nằm lòng Điều 111 Bộ Luật Hình sự

3. HỌC LUẬT, GẮN LIỀN VỚI VIỆC HỌC NGOẠI NGỮ!
Ngoại ngữ, ai cũng biết là rất quan trọng, không chỉ đối với những người học luật. Vì đó là một trong những cách chúng ta vươn ra thế giới. Với những người học luật, giỏi ngoại ngữ, bạn mới biết được thế nào là hệ thống pháp luật chung Anh-Mỹ, pháp luật Châu âu lục địa, pháp luật Hồi giáo,... Bạn có thể so sánh được pháp luật Việt Nam với pháp luật các nước, biết được nội dung các Điều ước quốc tế,... Và quan trọng không kém, học luật mà giỏi ngoại ngữ, cơ hội việc làm của bạn tốt hơn rất nhiều!

4. HỌC LUẬT, VỪA HỌC CHUYÊN SÂU, VỪA HỌC BAO QUÁT
Khi học luật, bạn có thể theo nhiều chuyên ngành khác nhau, và bạn sẽ học chuyên sâu một lĩnh vực nào đó, hoặc thậm chí, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đấy. Nhưng đừng bao giờ mang suy nghĩ mình là dân hình sự thì chỉ biết luật hình sự, dân hành chính thì không quan tâm đến luật quốc tế,... Sự phân chia các ngành luật (lĩnh vực pháp luật) mang tính chất tương đối thôi! Bạn nên biết kiến thức tổng quát các lĩnh vực pháp luật, ít ra về mặt nguyên tắc. Khi hành nghề, sẽ không ai chỉ hỏi bạn một lĩnh vực mà thôi. Nếu không biết được nhiều, thì hãy cố gắng tập cho mình thói quen: Đọc Mỗi ngày/tuần/tháng 1 văn bản luật.

5. HỌC LUẬT, PHẢI ĐỌC, XEM, NGHE THẬT NHIỀU, HỌC THỰC TIỄN VÀ RÈN KỸ NĂNG VIẾT
Nhiều bạn học luật rất lười, lười trong việc đọc, nghiên cứu tài liệu. Khi giáo viên giao cho nhiều tài liệu thì ngán, tâm lý học để thi cho qua vẫn còn ở nhiều bạn. Nên nhớ, đọc nhiều, chỉ có lợi chứ không bao giờ có hại cả. Một số bạn hầu như chẳng bao giờ xem tin tức mỗi ngày, điều đó cũng nên thay đổi. Vì luật bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống, nên bạn phải quan sát cuộc sống. Quan sát thôi, chưa đủ, bạn phải tập hành nghề ngay từ lúc còn ngồi học. Hãy mạnh dạn đăng ký thực tập ở các văn phòng, công ty luật,...ngay từ khi còn đi học, để tích lũy kinh nghiệm. Rất nhiều nơi chào đón bạn!
Một số đơn vị tuyển dụng cũng than phiền rằng sinh viên luật ra trường viết không nổi một cái đơn, soạn không nổi một tờ trình,... Hãy thôi than vãn về nguyên nhân! Thực tế, nhiều sinh viên luật không có thói quen nghiên cứu khoa học, viết bài báo, thậm chí viết một email trao đổi với giáo viên còn không xong,... Bạn phải rèn thôi! Cuộc sống, không có bài bào chữa, hay văn bản mẫu,... để bạn bắt chước y chang cả!

6. HỌC LUẬT, ĐỪNG NGẠI NÓI NHIỀU, NÓI TRƯỚC ĐÔNG NGƯỜI
Nhiều người, trước khi quyết định học luật, thường hay nghe phán một câu: "Mày nói nhiều quá, đi học luật mới đúng!". Điều đó cũng có lý do. Thực tế, những người "hay cãi" chiếm tỷ lệ rất cao trong những người học luật. Có những bạn, khi học, ngại phát biểu, vì sợ nói sai, sợ làm mất thời gian người khác. Hãy vượt qua điều đó! Bạn cứ mạnh dạn nói, trước đông người, đừng ngại! Điều đó sẽ tập cho bạn sự tự tin, không run trước người khác. Tất nhiên, không phải lúc nào nói nhiều cũng tốt, mà nên biết mình nói gì. Nói nhiều, mà nói sai, dần dần bạn sẽ nhận ra và thay đổi, nói cho chắc, đúng!

7. HỌC LUẬT, NÊN HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI VÀ TIẾP XÚC VỚI NHIỀU BẠN BÈ
Một số bạn, khi học luật, vẫn giữ thói quen khép kín. Điều này cần thay đổi! Bạn nên cởi mở, tiếp xúc với nhiều người, tham gia các câu lạc bộ, đội nhóm, các hoạt động tình nguyện, công tác xã hội,... Việc tham gia những hoạt động đó, giúp bạn chững chạc hơn, tự tin hơn, trưởng thành hơn. Và bạn được học những bài học mà từ giảng đường, không Thầy Cô nào dạy, hoặc dạy đầy đủ cho bạn cả. Tiếp xúc với nhiều người, bạn cũng có nhiều mối quan hệ, điều rất cần thiết cho những người hành nghề luật.

8. HỌC LUẬT, KHÔNG CHỈ ĐỂ LÀM LUẬT SƯ
"Chào ông/bà luật sư tương lai!". Chắc nhiều bạn học luật khi gặp người thân, bạn bè của mình, thường hay gặp câu hỏi này. Thậm chí, bản thân cũng có người nghĩ học luật là để làm luật sư. Điều đó là chưa đủ, người học luật, không phải ai cũng làm luật sư. Bạn có thể làm trong Toà án, Viện Kiểm sát, các doanh nghiệp, ngân hàng, truyền thông,... Cơ hội việc làm cho người học luật rất đa dạng, điều này phụ thuộc vào năng lực của mỗi người.

9. HỌC LUẬT, PHẢI LÀ NGƯỜI CÓ "CÁI ĐẦU LẠNH, TRÁI TIM NÓNG VÀ ĐÔI BÀN TAY SẠCH"
Đây là bài học Cô giáo cũ dạy, và mình luôn ghi nhớ. Vì bạn phải tỉnh táo, xử lý những vấn đề liên quan đến luật pháp, đó là những chuẩn mực mang tính ràng buộc với những chế tài đảm bảo thực hiện, chứ không phải là những quy phạm đạo đức hay tương tự. Dù vậy, luật pháp, cũng cần có tình người, và cần được xử lý dung hoà chứ không nên quá cứng nhắc. Và bạn phải giữ mình trong một môi trường hết sức cám dỗ. Đừng để bất kỳ điều đáng tiếc nào xảy ra cho bản thân, cho những người xung quanh, từ quá trình hành nghề của mình.

10. HỌC LUẬT, ĐỪNG QUÁ KHÔ CỨNG, HÃY HÀI HƯỚC, BAY BỔNG, LÃNG MẠN MỘT CHÚT
Nhiều người nghĩ, học luật là khô khan lắm! Điều đó không hoàn toàn đúng đâu. Dân học luật cũng chơi hết mình, yêu hết mình, và tiếu lâm dữ lắm! Bạn hãy đa dạng trong tính cách của mình, để những người không học luật nhận thấy: "Dân luật cũng đáng yêu đấy chứ nhỉ!"

Nguồn: Facebooker: Vo Trung Tin
Về Đầu Trang Go down
Dũng

Dũng

Posts : 78
Join date : 22/01/2016

[Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả   [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty05/03/16, 11:27 pm

Ngoài ra, chúng ta nên xem thời sự, đọc báo thường xuyên để có thể nắm bắt được tinh thần của luật, biết được những gì bất cập trong luật hiện hành, biết được hướng sửa đổi bổ sung luật mà các nhà làm luật đang hướng đến, quan trọng hơn nữa là sinh viên có thể làm chủ kiến thức của mình không lệ thuộc vào kiến thức mà giáo viên "ban cho".
Về Đầu Trang Go down
Dâu Duyên Dáng

Dâu Duyên Dáng

Posts : 1
Join date : 04/05/2016

[Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả   [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty04/05/16, 11:04 am

Smile chuẩn lắm ak. tks ad đã có một bài đăng rất hữu ích
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content




[Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả   [Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả Empty

Về Đầu Trang Go down
 
[Tham khảo] Phương pháp học Luật hiệu quả
Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Tham khảo] Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
» [Tham khảo] Hai quyển sách bàn về Khế ước xã hội và Tinh thần pháp luật
» [Tham khảo] Các hệ thống pháp luật trên thế giới
» [Tham khảo] Tổng hợp đề thi (cập nhật đề Pháp luật về Chủ thể kinh doanh)
» [Tham khảo] Luật sư và Luật gia

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Lớp 5C VB2  :: Tham khảo-
Chuyển đến